[bsa_pro_ad_space id=5]

[bsa_pro_ad_space id=5]

Bị bắt nạt ở công sở? Bí kíp xử lý môi trường làm việc độc hại [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn

Bị bắt nạt ở công sở? Bí kíp xử lý môi trường làm việc độc hại [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn
Bị bắt nạt ở công sở? Bí kíp xử lý môi trường làm việc độc hại [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn

Ảnh: Emily in Paris/Netflix

Trong những tháng phải chạy deadline, đặc biệt là trong một bối cảnh kinh tế không thuận lợi, áp lực tăng cao khiến văn phòng cũng thêm căng thẳng, ai nấy cũng vì đó mà dễ nóng nảy hơn.

Tuy nhiên, bạn cần phân biệt giữa một môi trường làm việc nhiều căng thẳng nhưng mọi người cùng chung chí hướng, và những sự đấu khẩu cũng chỉ nhằm mang đến kết quả làm việc tốt hơn; với môi trường làm việc độc hại (toxic) đến mức có thể xảy ra tình trạng bắt nạt chốn công sở.

Những hành vi nào có thể gọi là bắt nạt chốn công sở?

Sự thực là những người có thói quen bắt nạt bạn học khi lớn lên cũng dễ dàng có tính cách áp đảo đồng nghiệp nơi văn phòng; không phải ai cũng trưởng thành và thay đổi để tốt đẹp hơn. Dẫu vậy, tình trạng bắt nạt chốn công sở cũng phức tạp hơn phiên bản học đường. Hành vi này không chỉ đến từ việc đồng nghiệp đố kỵ, ghen ghét và cố tình gây khó dễ cho bạn, mà đôi khi có thể chỉ đơn giản đến từ việc hai người không hợp nhau.

Blake Lively và Justin Baldoni trong phim It Ends With Us. Ảnh: Sony Pictures Entertainment

Một ví dụ điển hình đang gây xôn xao mạng xã hội hiện tại chính là bộ phim It Ends With Us có sự tham gia của Blake Lively và được đạo diễn bởi Justin Baldoni.

Vợ của Ryan Reynolds đã bỏ kinh phí đầu tư cho bộ phim chuyển thể từ quyển sách nói về nạn bạo hành gia đình, như vậy cô là nhà sản xuất kiêm nữ chính. Justin Baldoni thì vừa là đạo diễn, vừa là nam diễn viên chính trong phim. Cả hai đều có ý kiến về cách nên chuyển thể câu chuyện sao cho hợp lý, từ việc xây dựng bối cảnh, thiết lập tạo hình cho các nhân vật, v.v.

Tuy nhiên, ý tưởng sáng tạo của cả hai không giống nhau. Nhưng do Blake Lively là nhà đầu tư, nên Justin Baldoni là người phải nhượng bộ đa phần thời gian. Kết quả là dù đóng cặp đôi yêu nhau nhưng ngoài đời thật, cả hai vô cùng xa cách trên phim trường. Người trong đoàn hé lộ rằng đến những ngày cuối, Blake Lively thậm chí không còn hứng thú diễn, chỉ muốn hoàn thành thật nhanh công việc để đi về.

Có thể cho rằng Blake Lively chỉ là quá muốn bảo vệ ý tưởng sáng tạo của mình trong việc chuyển thể quyển sách yêu thích, nên cô không chịu thỏa hiệp. Nhưng xét về một mặt nào đó, hành vi của Blake Lively chính là bắt nạt Justin Baldoni vì anh ở thế yếu trong các cuộc tranh luận do vấn đề tài chính. Hơn nữa, Justin Baldoni còn bị áp đảo vì mặt kinh nghiệm, khi Blake Lively hơn anh cả một thập kỷ trong ngành.

Ảnh: Sony Pictures Entertainment

Qua câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy rằng đôi khi khó định nghĩa các hành vi bắt nạt chốn công sở. Aggie Mutuma, CEO của công ty tư vấn nhân sự Mahogany Inclusion chia sẻ cùng Harper’s Bazaar rằng: “Bắt nạt liên quan đến hành vi cố ý làm giảm, đe dọa hoặc làm suy yếu hiệu suất làm việc hoặc khả năng làm việc [của nạn nhân]. Mức độ nghiêm trọng và tác động cũng là những yếu tố quan trọng cần xem xét khi nói đến bắt nạt tại chốn công sở.”

Xét về mặt pháp lý, không có định nghĩa rõ ràng về hành vi bắt nạt nơi công sở. Nhưng một vài ví dụ điển hình có thể kể đến gồm:

  • Bạo lực ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ xúc phạm, lăng mạ, hoặc giả bộ cười đùa nhưng thực tế là đang chế giễu đồng nghiệp.
  • Khai trừ: Cố ý ngăn cản đồng nghiệp tham gia các cuộc hội họp, sự kiện xã hội hoặc thảo luận liên quan đến công việc. Khi cùng họp thì nói lớn tiếng, nói át đi tiếng của đối phương.
  • Bắt nạt qua mạng: Gửi tin nhắn quấy rối hoặc đe dọa qua email, phương tiện truyền thông xã hội hoặc các nền tảng kỹ thuật số khác.
  • Đe dọa: Sử dụng cử chỉ hung hăng để đe dọa về những hậu quả có thể xảy ra nếu đồng nghiệp chống đối lại bản thân.
  • Phá hoại: Cố ý làm ảnh hưởng đến dự án của đồng nghiệp, gây thiệt hại đến tiến độ công việc và cả con đường thăng tiến.
  • Ngầm phá hoại: Chỉ trích, không ủng hộ, hạ bệ ý tưởng hay nổ lực đóng góp của đồng nghiệp.
  • Lan truyền tin đồn ác ý nhằm làm tổn hại đến danh tiếng của họ.
  • Quản lý nhân sự cực đoan (micromanage): Kiểm soát, can thiệp quá mức công việc của đồng nghiệp, khiến họ cảm thấy bị hạn chế và không được coi trọng.
  • Thao túng tâm lý (Gaslighting): Hành vi lá mặt lá trái, trước sau không như một, khiến người bị hại nghi ngờ về trí nhớ và nhận thức của bản thân.

Có thể thấy rằng nhiều hành vi bạo hành nơi công sở không chỉ đơn giản là la hét, tác động tay chân mà còn đến từ gây hấn thụ động (passive aggressive) với lời nói và ngôn ngữ hình thể.

Làm sao để đối phó với môi trường làm việc độc hại và chống lại hành vi bắt nạt chốn công sở?

Cô Aggie Mutuma cho biết: “Nhiều người ngại ngần phải lên tiếng về nạn bắt nạt chốn công sở thường vì sợ bị trả thù, cô lập hoặc bị gắn mác là ‘kẻ gây rối’. Họ lo lắng rằng khiếu nại của họ sẽ không được xem xét nghiêm túc và giải quyết”.

Khi không thể chịu đựng được môi trường làm việc độc hại, nhiều người, đặc biệt là thế hệ Gen Z, sẽ chọn giải pháp nghỉ việc hoặc nhảy việc. Song, trong một nền kinh tế ảm đạm thì việc xin việc mới không đơn giản. Nếu bạn đang gặp tình trạng bị bắt nạt chốn công sở, bạn có thể thử một số cách sau để giải quyết tình hình trước khi quyết định nhảy việc.

1. Xác nhận lại những nghi vấn của bạn

Ảnh: Emily in Paris/Netflix

Thị phi ở khắp muôn nơi và việc đầu tiên bạn cần làm là giữ một thái độ điềm tĩnh, tỉnh táo. Khi đó, bạn mới nhận thức được toàn cảnh sự việc, bao gồm mức độ nghiêm trọng, người chủ mưu và cách giải quyết.

Tiếp theo, bạn cần phải kiểm tra nguồn tin. Bạn có thực sự chứng kiến được ác ý đó không? Hay đây chỉ là tin đồn bạn đã nghe qua từ một người khác? Tin đồn ở văn phòng có rất nhiều tam sao thất bản, vì vậy, thay vì vội kết luận, bạn cần đảm bảo rằng bạn hiểu rõ sự thật.

Nếu những lời đồn đãi này không phải là lời chê bai ác ý, ngược lại phản ánh những khiếm khuyết bạn đang mắc phải, đừng ngần ngại sửa đổi. Mọi người sẽ nhìn thấy sự thay đổi tích cực của bạn và họ sẽ không còn điều gì có thể dèm pha về bạn được nữa.

2. Tìm kiếm đồng minh

Ảnh: Emily in Paris/Netflix

Kỹ năng giao tiếp khéo léo sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm đối với đồng nghiệp, tránh gây ra những mâu thuẫn hay khó chịu với nhau. Nên lựa chọn những chủ đề phù hợp, không đặt cái tôi quá cao và quá thể hiện bản thân. Thái độ chừng mực, ở mức khiêm tốn sẽ không có điều gì để người khác soi mói bạn.

Tuyệt đối đừng để bản thân bị cô lập trong một tập thể. Bạn nên có một hoặc một vài người bạn để tán gẫu mỗi lúc nghỉ giữa giờ, tan ca hay tại những buổi tiệc của doanh nghiệp. Khi bạn bị cô lập, người khác sẽ dễ để ý, nhìn vào điểm yếu và bới móc bạn.

Nếu bạn cảm nhận nguồn ác ý, hãy tạo ra một chút khoảng cách, hạn chế tham gia vào cuộc trò chuyện với người đó tại văn phòng, căng-tin,…

3. Thu thập bằng chứng

Ảnh: Emily in Paris/Netflix

Nếu những lời đồn đại thực sự ác ý và có khả năng làm ảnh hưởng đến danh tiếng của bạn, đây là lúc bạn cần chuẩn bị bằng chứng. Hãy thu thập bằng chứng, ví dụ như chụp màn hình e-mail, các cuộc hội thoại qua tin nhắn và điện thoại,… Đồng thời hãy ghi lại chi tiết những lần bạn đối mặt với các bình luận tiêu cực về bản thân. Đây là những chứng cứ cần thiết để bảo vệ bản thân bạn, tránh để bị cho là bản thân hoang tưởng hay hiểu nhầm ý đối phương.

Sau đó, bạn cần đối chiếu với các chính sách nhân sự của công ty về điều khoản bảo vệ người tiêu dùng. Đây là phương án tốt nhất để bảo vệ bản thân bạn. Bởi nếu không có bằng chứng cụ thể, sẽ không có ai sẵn sàng hỗ trợ bạn.

4. Giải quyết ba mặt một lời

Ảnh: Emily in Paris/Netflix

Bước cuối cùng trong việc giải quyết tình trạng bắt nạt chốn công sở là trình bày sự việc với phòng nhân sự hoặc cấp trên. Sắp xếp một cuộc họp với kẻ bắt nạt và người hòa giải (như trưởng phòng nhân sự hoặc manager của bạn) để thảo luận về tình hình và tìm cách giải quyết.

Bạn cũng nên cân nhắc các giải pháp về mặt pháp lý. Nếu tình trạng bắt nạt vẫn tiếp diễn, hãy tham khảo ý kiến ​​luật sư lao động để tìm hiểu các biện pháp khắc phục.

Tệ nhất, bạn có thể suy nghĩ đến việc đổi chỗ làm. Không nhất thiết là nghỉ việc. Ví dụ, nếu công ty có nhiều chi nhánh thì xin chuyển sang một chi nhánh khác.

Những điều không nên làm khi bị bắt nạt chốn công sở

1. Tránh vạch mặt kẻ bắt nạt chốn công sở nếu bạn chưa đủ bằng chứng hoặc không có sự hỗ trợ từ những đồng nghiệp khác

Ảnh: Shutterstock

Tốt nhất là bạn nên khéo léo trong giao tiếp với các đối tượng có sự ác ý. Nhiều khi bạn phớt lờ họ, thì họ sẽ chán ngấy việc quấy rầy bạn, thế là mối quan hệ làm việc của cả hai lại trở nên ổn thỏa. Tập trung làm tốt công việc của mình. Chỉ cần bạn đủ xuất chúng, thì những lời đàm tiếu của họ không đủ để tạo ra sóng gió ngăn cản sự thăng tiến trong thương trường của bạn.

Tuy nhiên, nếu tình hình ngày càng trầm trọng, thì đã đến lúc bạn nên có một cuộc trò chuyện thẳng thắn dựa trên tinh thần thiện chí. Họ có thể tiếp thu những lời khuyên của bạn, và họ cũng có thể biến tướng sự việc nghiêm trọng hơn.

Nếu họ trở nên quá quắt, nhân phẩm của bạn bị bôi nhọ nghiêm trọng, hãy tìm kiếm sự trợ giúp của cấp trên. Một đồng nghiệp lắm trò có thể khiến nội bộ lục cục và ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Vì vậy, cấp trên của bạn sẽ đồng ý giải quyết cho bạn. Đồng thời, bạn cũng cần nhấn mạnh với họ rằng, bạn muốn mọi chuyện được giải quyết ổn thoả, thoải mái nhất có thể.

2. Không nên có hành vi trả thù khiến môi trường làm việc trở nên độc hại hơn

Ảnh: Emily in Paris/Netflix

Cho dù mọi thứ có cải thiện hay không, bạn vẫn sẽ cảm thấy uất ức, thậm chí muốn người đó nhận lại những cảm xúc mà mình đã trải qua.

Điều đó hoàn toàn không nên. Đồng nghiệp của bạn có thể không phải lúc nào cũng có đạo đức và nhân văn, bạn không cần phải biến mình trở thành phiên bản mà họ tạo ra, bạn là chính bạn, hãy luôn giữ cho mình một tâm hồn đẹp, đừng để những cảm xúc và câu chuyện bên lề ảnh hưởng chất lượng công việc và năng lực của bạn.

3. Không phải chuyện gì cũng đem ra tâm sự với đồng nghiệp

Ảnh: Emily in Paris/Netflix

Một câu chuyện ngồi lê đôi mách ở công sở có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái trong chốc lát, nhưng những câu chuyện “tám” này hoàn toàn có thể trở thành độc hại nếu nó liên quan tới việc chỉ trích một ai đó hoặc là than thở về một vị sếp. Không có gì là bí mật hoàn toàn, câu chuyện mua vui đó có thể đi qua nhiều người và đến tai người mà bạn nói đến.

Cũng giống như bạn tôn trọng mức độ chia sẻ thông tin của người khác. Bạn hãy thể hiện sự tôn trọng tương tự với mức độ chia sẻ của chính mình. Đừng tiết lộ bất kỳ chuyện gì có thể dẫn tới sự đánh giá của người khác hoặc đặt bạn vào thế bị tấn công. Đặc biệt, là những vấn đề nhạy cảm như lương, thưởng, thành tích cá nhân, thậm chí câu chuyện về người yêu hay gia đình cũng có thể trở thành lưỡi dao khiến họ ganh ghét, đố kỵ với bạn.

Môi trường làm việc không bao giờ thuận buồm xuôi gió 100%. Dù có bị bắt nạt chốn công sở hay không, dù môi trường làm việc thuận hòa hay có chiều hướng độc hại, bạn hãy luôn giữ cho mình sự bình tĩnh, tử tế và khéo léo để xử lý tình huống khó khăn đó một cách chuyên nghiệp và lịch sự.

TÂM LÝ CHỐN CÔNG SỞ:

Harper’s Bazaar Việt Nam

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC

[bsa_pro_ad_space id=2] [give_form id="2868661"]
[bsa_pro_ad_space id=2]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

top1fashion.top1index-top1list.com
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart