[bsa_pro_ad_space id=5]

[bsa_pro_ad_space id=5]

Cá lóc kỵ với rau gì? Có phải không được nấu cá lóc với rau củ không? [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn

Cá lóc kỵ với rau gì? Có phải không được nấu cá lóc với rau củ không? [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn

Cá lóc còn có tên gọi khác là cá quả, cá chuối. Đây là món ăn lành tính, có thể dùng cho trẻ nhỏ trong giai đoạn ăn dặm. Tuy nhiên, không phải cách chế biến nào cũng hợp lý, đảm bảo sức khỏe. Cá lóc khi nấu cùng một số loại rau củ quả có thể sản sinh chất gây hại. Vậy cá lóc kỵ với rau gì? Harper’s Bazaar Vietnam sẽ chia sẻ cùng bạn nhé.

Giá trị dinh dưỡng của cá lóc

Cá lóc kỵ với rau gì? Có phải không được nấu cá lóc với rau củ không? [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn

Cá lóc là loại cá nước ngọt, có vị ngọt, lành tính. Nếu quan tâm cá lóc kỵ với rau gì, bạn có thể tìm hiểu thêm các công dụng của loại cá này nhé.

1. Tốt cho tim mạch, não bộ

Hàm lượng axit béo omega 3 trong cá lóc có khả năng giảm cholesterol xấu. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, omega 3 còn tốt cho não bộ, giúp giảm lo âu, cải thiện chức năng não.

2. Cải thiện thị lực

Cá lóc chứa vitamin A, tốt cho thị lực. Hàm lượng vitamin A dồi dào còn có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

3. Bồi bổ cơ thể

Cá lóc chứa nhiều dưỡng chất cần thiết, đáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Các chất dinh dưỡng có trong cá lóc như sắt, kali, phốt pho, vitamin A, C, B, D, protein, chất béo, canxi, selen, magie, omega. Đây đều là những chất bổ dưỡng, nhất là cho trẻ nhỏ, trẻ đang trong giai đoạn phát triển.

4. Tốt cho xương khớp

Biết được cá lóc kỵ với rau gì, bạn sẽ có cách chế biến phù hợp, phát huy hết công dụng của món ăn. Một trong số những công dụng của cá lóc là tốt cho hệ xương. Cá lóc chứa nhiều canxi và vitamin D – hai chất quan trọng cho xương khớp. Bổ sung cá lóc vào thực đơn giúp ngăn bệnh còi xương hoặc loãng xương.

5. Các công dụng khác

Lượng khoáng chất và sắt trong cá lóc đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe. Kali giúp cân bằng nước và điện giải, duy trì nhịp tim ổn định. Sắt ngăn ngừa thiếu máu, suy nhược cơ thể. Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ làm lành nhanh vết thương.

>>> Đọc thêm: TÔM KỴ VỚI GÌ? GHI NHỚ NGAY 8 THỰC PHẨM NÊN HẠN CHẾ KẾT HỢP VỚI TÔM

Cá lóc kỵ với rau gì?

Cá lóc

Theo các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên hạn chế kết hợp cá lóc với các thực phẩm giàu nitrat. Nitrat khi gặp gốc amin tự do có trong cá lóc, có thể tạo thành nitrosamin. Đây là chất có khả năng gây ung thư.

“Nitrat là các muối vô cơ NO2, NO3. Bản thân nitrat tự nó không phải là chất gây ung thư, nhưng là nghi phạm gián tiếp gây ra ung thư khi nó biến thành nitrit. Chất này kết hợp với gốc amin tự do tạo thành tiền chất gây ung thư nitrosamine”, GS-TS. Phan Thị Kim, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam, cho biết.

Các loại rau thường có hàm lượng natri nitrat cao như rau bina (cải bó xôi), củ cải, rau diếp, cà rốt, cần tây, bắp cải và củ dền.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn tuyệt đối không được nấu cá lóc cùng với những loại rau kể trên. Cá lóc kỵ với rau gì và cụ thể thực phẩm chứa nitrat nghĩa là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé.

>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN

Giải thích về nitrat trong thực phẩm

Nitrat là một loại đạm vô cơ. Cây trồng lấy nitrat từ đất, tổng hợp thành các chất dinh dưỡng để phát triển. Thông thường, rau ăn lá thường có nồng độ nitrat cao hơn các loại ăn củ, hạt. Nếu hỏi cá lóc kỵ với rau gì và đáp án là kỵ với rau nhiều nitrat thì chưa chính xác. Nguyên nhân là do các yếu tố sau:

Nitrat trong rau củ được xem là hoạt chất tự nhiên, không gây hại nếu tiêu thụ với lượng phù hợp. Mặc khác, trong rau củ chứa nhiều chất oxy hóa và vitamin C. Hai chất này có khả năng ức chế hình thành chất gây hại nitrosamine. Hàm lượng nitrat vượt mức thường đến từ việc lạm dụng phân bón hay chất bảo quản. Hóa chất, thuốc trừ sâu nếu dùng không kiểm soát lên rau củ sẽ gây dư thừa nitrat. Vì vậy, bạn cần lưu ý chọn mua rau được kiểm định an toàn.

Theo WHO, lượng tiêu thụ nitrat hàng ngày có thể chấp nhận được (ADI) là 222 mg nitrat, đối với người lớn 60kg. Trẻ em (mức 25kg) nên tiêu thụ dưới 93mg/ ngày. Theo cơ quan An toàn Thực phẩm châu u (EFSA), trung bình trong 400gam rau củ, mức nitrat chỉ khoảng 157mg (thấp hơn lượng khuyến cáo). Một điều quan trọng nữa là không phải toàn bộ nitrat hấp thụ đều chuyển hóa thành nitrit và nitrosamine. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng về lượng nitrat tự nhiên trong rau củ nhé (tất nhiên là rau củ sạch, đạt mức kiểm định ngưỡng nitrat an toàn).

Cá lóc kỵ với rau gì? Cá lóc không nên chế biến với các món ăn chứa nhiều nitrat. Nitrat không chỉ có trong rau củ mà còn ở nguồn nước, thức ăn đã qua chế biến. Các món như thịt xông khói, xúc xích, giăm bông đều dùng nhiều nitrat, nitrit để bảo quản. Bạn nên hạn chế ăn nhóm thực phẩm này để tránh nạp quá nhiều nitrat.

>>> Đọc thêm: CỦ CẢI TRẮNG KỴ VỚI GÌ? 8 THỰC PHẨM KỴ CẦN BIẾT

Cá lóc kỵ với rau gì hay ai không nên ăn cá lóc?

Cá lóc kỵ với rau gì hay ai không nên ăn cá lóc?

Cá lóc tuy lành tính nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Dưới đây là một số nhóm người nên hạn chế ăn cá lóc.

1. Người bệnh gút

Cá lóc hay hải sản nói chung thường chứa lượng purin cao. Purin khi hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric. Quá nhiều axit purin có thể khiến thận đào thải không kịp. Từ đó, cơ thể có nguy cơ tích tụ các tinh thể có hại ở khớp. Đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh gút.

2. Người bệnh gan, thận

Khi mắc bệnh liên quan đến gan, thận, bạn nên hạn chế ăn cá lóc. Lượng protein dồi dào trong cá lóc có thể khiến hai cơ quan này quá tải, bệnh nặng nề hơn.

3. Người dị ứng cá

Nếu có cơ địa nhạy cảm, dị ứng hải sản, bạn cũng nên thận trọng khi ăn cá lóc. Một số triệu chứng dị ứng như phát ban đỏ, nổi mề đay, ngứa da, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, hắt hơi và phù nề.

4. Người yếu bụng, rối loạn tiêu hóa

Cá lóc nhiều chất bổ dưỡng, có thể khiến bạn thấy nặng nề, khó tiêu nếu ăn quá nhiều. Trong trường hợp tiêu hóa đang không ổn, bạn chỉ nên thử với một lượng nhỏ.

>>> Đọc thêm: NƯỚC DỪA KỴ GÌ? 5 THỰC PHẨM “ĐẠI KỴ” VỚI NƯỚC DỪA

Cách chọn cá lóc ngon đúng chuẩn

Cách chọn cá lóc ngon đúng chuẩn

Bạn đã biết cá lóc kỵ với rau gì. Vậy làm thế nào để chọn đúng cá lóc tươi, ngon, để món ăn vừa bổ dưỡng vừa thơm ngon? Dưới đây là một số chia sẻ dành cho bạn.

• Chọn mua cá ở những nơi uy tín, rõ ràng xuất xứ, nguồn gốc.

• Chọn cá lóc có kích thước vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ. Nên chọn cá có thân thon, dài, sờ vào thịt chắc, không mềm nhũn.

• Bạn có thể nhìn vào hậu môn cá để xác định cá còn tươi hay không. Thông thường, cá lóc còn tươi sẽ có hậu môn nhỏ.

• Khi mua cá, bạn ấn nhẹ vào thịt cá để cảm nhận độ tươi. Cá tươi thì khi ấn vào sẽ có cảm giác săn chắc. Nếu vết ấn lõm, thịt mềm thì nhiều khả năng cá không còn tươi.

>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?

Những lưu ý khi chế biến cá lóc

Những lưu ý khi chế biến cá lóc

Ảnh: Món ngon TN

Bạn quan tâm cá lóc kỵ với rau gì để có cách kết hợp phù hợp, an toàn. Bạn có thể lưu ý thêm một số mẹo nhỏ khi ăn món này nữa nhé.

Chỉ ăn cá lóc nấu chín: Thịt cá sống hay chưa nấu chín kỹ có thể chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng có hại cho cơ thể. Tốt nhất, bạn chỉ nên ăn cá lóc đã được sơ chế sạch sẽ và nấu chín kỹ càng.

Không nên ăn quá nhiều: Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên ăn khoảng 340g cá lóc mỗi tuần.

Cẩn thận xương khi nấu cho trẻ nhỏ: Cá lóc ngon, bổ dưỡng, phù hợp cho trẻ nhỏ ăn dặm. Tuy nhiên, loại cá này có nhiều xương nhỏ. Khi chế biến cho bé, bạn nên lưu ý gỡ xương thật kỹ nhé.

Cách sơ chế cá: Các loại cá thường có mùi tanh đặc trưng, khiến một số người e ngại. Để hạn chế mùi tanh, bạn có thể lọc bỏ da cá. Sau đó, bạn rửa cá với nước muối hoặc giấm pha loãng. Bạn cũng cần lưu ý cạo sạch các cặn máu trong bụng cá nhé. Đặc biệt với cá lóc, bạn cần rửa sạch nhiều lần cho đến khi thân cá hết nhớt.

Cách nấu cá không tanh: Để nấu cá lóc không tanh, bạn hãy nấu cùng với nước ấm hoặc nóng. Nếu nấu với nước lạnh, món cá lóc có khả năng bị tanh hơn.

Cá lóc kỵ với rau gì là thắc mắc nhiều người thường gặp khi chế biến món cá này. Hy vọng các thông tin trong bài viết sẽ có giá trị với bạn.

>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC

[bsa_pro_ad_space id=2] [give_form id="2868661"]
[bsa_pro_ad_space id=2]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

top1fashion.top1index-top1list.com
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart