Công dụng tinh dầu oải hương đối với sức khỏe và làn da [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn

Công dụng tinh dầu oải hương đối với sức khỏe và làn da [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn

Tinh dầu hoa oải hương (lavender) có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, làn da và mái tóc. Ảnh: Shutterstock

Trong liệu pháp mùi hương (aromatherapy), mùi hương lavender là một trong những lựa chọn được ưa chuộng nhất. Không chỉ đơn giản vì hoa oải hương (lavender) có mùi dịu ngọt. Mà bởi vì hương thơm của oải hương còn có tác dụng tốt về mặt tinh thần.

Nguồn gốc cây oải hương (lavender)

Lavender là một loại bụi mọc hoa xuất xứ từ Bắc Phi và vùng Địa Trung Hải. Cái tên lavender được cho là đến từ gốc Latin, lavare, có nghĩa là giặt giũ hoặc tắm rửa.

Được gọi chung là lavender, nhưng thực chất có đến 47 giống oải hương khác nhau. Tất cả đều thuộc họ Lamiaceae với tên khoa học là Lavandula. Đây là loại cây thân thảo thấp nhỏ, nổi bật với màu tím. Một số loại khác có thân lớn, mọc cao lên đến 1 mét. Không phải giống hoa nào cũng có mùi thơm trứ danh. Ngoài ra, mỗi loại lại có một mùi hương tương đối khác nhau.

Giống oải hương Anh thường có cành dài và hoa thuôn nhỏ, hương thơm ngọt ngào nhất. Đây cũng là giống được ưa chuộng nhất để trồng lấy tinh dầu. Giống oải hương Hà Lan có mùi hương sắc sảo hơn, gợi nhớ hương cam thảo. Trong khi đó, oải hương Pháp lại có mùi thơm dịu nhẹ, gần giống với hương hương thảo (rosemary). Oải hương Tây Ban Nha hoa to bản, thơm sắc sảo vì nhiều tinh dầu.

Với vẻ đẹp và hương thơm dịu nhẹ, oải hương đã trở thành biểu tượng của sự thanh bình, tinh tế và lãng mạn. Ngoài giá trị thẩm mỹ, loài hoa này còn có nhiều ảnh hưởng tích cực đối với sức khỏe và tinh thần. Trong nhiều nền văn hóa, oải hương được xem là biểu tượng của tốt lành và may mắn cho những người sử dụng nó.

Tinh dầu hoa oải hương được dùng trong liệu pháp hương thơm từ khi nào?

Ảnh: Shutterstock

Từ hàng ngàn năm trước Công Nguyên, người Ai Cập cổ đại đã sử dụng oải hương trong quá trình ướp xác. Họ hiểu rằng oải hương có tác dụng diệt khuẩn, cần thiết để giữ cho xác ướp không bị hư hỏng. Ngoài ra, hương thơm dịu nhẹ của oải hương cũng xua tan đi mùi khó chịu trên xác ướp.

Người La Mã cổ đại sử dụng oải hương trong nấu ăn, tắm rửa và xông thơm không gian sống. Người Hy Lạp cổ đại thì dùng oải hương làm thuốc khử trùng, chống mất ngủ và đau lưng.

Đến thời Trung Cổ, tại châu Âu, oải hương được dùng nhiều trong khâu giặt giũ. Những người phụ nữ giặt quần áo thuê được gọi là “lavender”, vì họ giặt quần áo với hoa oải hương và phơi khô đồ ướt trên bụi oải hương.

Những công dụng tốt cho sức khỏe, làn da của tinh dầu hoa oải hương (lavender)

Tinh dầu oải hương là một trong những tinh dầu thiên nhiên được ưa chuộng nhất. Giống tinh dầu thường được thấy trên thị trường đến từ chiết xuất của oải hương Anh (Lavandula angustifolia). Việc hít thở mùi thơm của oải hương cũng như bôi tinh dầu lên da và tóc, đều mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

1. Tinh dầu hoa lavender có tác dụng giúp chống trầm cảm

Xông hương với tinh dầu lavender để có giấc ngủ ngon

Hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu ở quy mô lớn về tác dụng của oải hương. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu nhỏ cho thấy oải hương có tác dụng thư giãn tinh thần, chống lo âu.

Ví dụ, nghiên cứu đăng tải trong tạp chí chuyên khoa Physiology & Behavior năm 2005 với số lượng người tham gia là 200 người. Các nhà khoa học đã cho họ hít thở hương thơm oải hương trước khi chữa răng. Kết quả cho thấy những người này bớt lo lắng và có tinh thần sáng láng hơn khi gặp nha sỹ.

Một nghiên cứu khác trong tạp chí Complementary Therapies in Clinical Practice năm 2012 cho thấy tinh dầu oải hương giúp trấn an tinh thần phụ nữ mắc chứng trầm cảm hậu sinh. Nghiên cứu này lấy số liệu từ 28 phụ nữ vừa hạ sinh em bé trong 18 tháng đổ lại. Trong vòng 4 tuần, cứ 2 lần/tuần và mỗi lần 15 phút, những người phụ nữ này sẽ xông hương thơm lavender trong phòng ngủ. Họ cho biết cảm giác trầm cảm phai nhạt rất nhanh.

2. Công dụng của tinh dầu hoa oải hương là giúp thư giãn tinh thần và ngủ ngon

Bạn cũng có thể tự làm muối tắm oải hương tại nhà. Pha muối biển với hoa khô cùng vài giọt tinh dầu oải hương tinh khiết. Ảnh: Shutterstock

Những người bị chứng mất ngủ có thể tìm đến tinh dầu lavender như một liệu pháp thiên nhiên tạo cơn buồn ngủ.

Năm 2015, một nghiên cứu trong tạp chí chuyên khoa Journal of Complementary and Alternative Medicine cho thấy: kết hợp tinh dầu lavender cùng các thói quen ngủ tốt mang lại giấc ngủ sâu hơn cho sinh viên đại học. Đây là kết quả dựa trên báo cáo từ 79 sinh viên. Họ cũng đồng ý rằng việc hít thở mùi hương oải hương mang lại tinh thần phấn chấn hơn cho họ khi thức dậy.

Hiệu ứng giúp an thần này không chỉ giới hạn ở người trẻ tuổi, mà còn có tác dụng với người lớn tuổi khó ngủ. Nghiên cứu năm 2018 trong tạp chí chuyên ngành Holistic Nursing Practice ghi chú: khi xông hương thơm lavender trong 30 phòng ngủ viện dưỡng lão, các ông bà cụ có giấc ngủ sâu hơn và dài hơn bình thường.

3. Thoa tinh dầu hoa oải hương lên da để xoa dịu làn da bị cháy nắng, nổi mẩn

Năm 1937, “ông tổ” ngành liệu pháp hương thơm, ông Rene-Maurice Gattefossé, phát hiện ra khả năng chữa thương tuyệt diệu của tinh dầu lavender.

Khi đang làm thí nghiệm, ông bị bỏng khá nặng. Trong cơn đau nhức nhối, ông nhúng bàn tay của mình vào chiếc bình đựng chất lỏng gần nhất, hy vọng nước có thể làm dịu cơn đau. Sau đó, ông phát hiện làn da tay mình lành một cách nhanh chóng, lại không để lại sẹo. Hóa ra, chiếc bình này không đựng nước mà đựng tinh dầu lavender tinh khiết.

Chính vì vậy, kem dưỡng da tay chứa thành phần oải hương mang lại hiệu ứng chữa lành sẹo, xoa dịu cảm giác ngứa ngáy từ làn da nổi bị cháy nắng, mẩn đỏ hay bị chàm eczema. Bạn có thể làm kem dưỡng da tay tại nhà với bơ hạt mỡ (shea butter) và tinh dầu oải hương tinh khiết.

4. Tinh dầu lavender có tính năng kháng khuẩn

Trong Thế chiến II, tinh dầu lavender được sử dụng như một chất khử trùng trong phẫu thuật. Ông Rene-Maurice Gattefossé phát hiện rằng tinh dầu giúp người bệnh mau lành, lại không để lại các tác động phụ như chất khử trùng bấy giờ. Do oải hương có tính sát trùng mạnh nên thường được dùng để sát khuẩn với mục đích giúp làm lành vết thương, vết phỏng.

Ngày nay, bạn có thể thêm tinh dầu lavender vào trong các sản phẩm tẩy rửa gia dụng như nước rửa chén, rửa tay, không chỉ vì hương hoa oải hương thư giãn mà còn vì công dụng kháng khuẩn của nó sẽ giúp tăng cường sự hiệu quả trong tính diệt khuẩn của sản phẩm tẩy rửa.

Ngoài ra, loài hoa màu tím này có trong các loại thuốc giảm đau, giảm viêm và cải thiện tuần hoàn máu.

5. Dùng hoa khô để chống mối mọt trong tủ quần áo

Hoa oải hương khô được xếp sẵn vào túi. Ảnh: Elizabeth W

Những chiếc túi vải đựng oải hương khô không những tạo mùi thơm cho căn phòng, mà còn giúp quần áo thơm tho, chống sâu mọt. Các loài côn trùng, mối mọt không thích mùi hương nồng từ tinh dầu oải hương. Bạn chỉ cần treo những chiếc túi có hoa oải hương khô vào trong tủ quần áo hoặc ngăn kéo để xua đuổi mối mọt tự nhiên, lại an toàn cho sức khỏe hơn long não.

6. Hoa oải hương có thể dùng nấu ăn, trang trí món ăn

Mọi bộ phận của loài hoa nổi tiếng này đều có thể nấu ăn. Hoa và lá có thể dùng ở dạng tươi, trong khi thân và nụ ở dạng khô. Bạn có thể dùng hoa oải hương để làm bánh ngọt, thêm hương thơm vào salad,… Tuy nhiên, vì hương vị của oải hương đậm đà nên việc sử dụng quá liều lượng có thể tạo ra vị đắng.

Những cách thư giãn cùng hương hoa lavender

Mua tinh dầu hoa oải hương đã được pha chế với dầu nền dùng để mát-xa

Hoa oải hương được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp làm đẹp như chế tạo nước hoa, xà phòng, kem dưỡng da… Dầu oải hương thường được sử dụng để điều trị gàu và kích thích mọc tóc, cũng như làm cho tóc mềm mại, óng ả.

Sau một tuần làm việc dài và căng thẳng, sao bạn không thử thư giãn với tinh dầu lavender? Mùi thơm diệu kỳ của loài hoa này sẽ giúp bạn thư thái ngay lập tức.

Hãy thử nghiệm một số cách thư giãn sau:

1. Xông một ít tinh dầu lavender trong phòng ngủ. Sử dụng máy xông tinh dầu không nước để có mùi hương đậm nhất. Còn máy xông có nước sẽ giúp làm ẩm không khí.

2. Ngâm bồn với muối biển pha hoa lavender. Bạn cũng có thể nhỏ thêm vài giọt tinh dầu vào để tăng sự nồng đậm của mùi hương.

3. Nhỏ một vài giọt tinh dầu lavender vào trộn cùng dầu ôliu hay dầu hạnh nhân để mát-xa cơ thể. Bạn cũng có thể dùng hỗn hợp dầu này để dưỡng móng tay, móng chân.

4. Dùng hoa oải hương khô lót vào gối ngủ để liên tục có mùi hương thoang thoảng trong giấc ngủ. Bạn cũng có thể đặt hoa khô vào tủ quần áo như một biện pháp chống mối mọt.

Lưu ý gì khi sử dụng tinh dầu lavender?

  • Khi mua tinh dầu lavender tinh khiết, bạn nên tìm sản phẩm ghi chú “100% Lavandula angustifolia” trên nhãn. Đây là cái tên khoa học của hoa oải hương Anh. Nếu sản phẩm của bạn có trộn thêm các loại dầu khác, ví dụ dầu jojoba hay dầu hạnh nhân, đây là loại tinh dầu để mát-xa và không phù hợp để đốt xông hương.
  • Một số người với cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng khi bôi tinh dầu lavender trực tiếp lên da. Bạn nên pha loãng với dầu nền (dầu oliu, dầu quả bơ hay dầu argan) để giảm bớt khả năng gây kích ứng của tinh dầu oải hương. Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, đau đầu hay buồn nôn khi sử dụng tinh dầu lavender, bạn nên ngừng ngay.
  • Dù hoa oải hương có thể dùng để nấu ăn nhưng bạn không nên uống tinh dầu lavender vì khả năng ngộ độc.
  • Tuy có tính năng an thần, dầu lavender không nên được sử dụng thay thế thuốc.

THÔNG TIN THÊM

Cánh đồng hoa oải hương tại Provence, Pháp. Ảnh: Shutterstock

Cánh đồng lavender tại Hokkaido (Nhật Bản), Provence (Pháp) hay Mayfield (Anh) được mệnh danh là “thánh địa” hoa oải hương, thu hút du khách tới thăm. Thời gian hoa nở đẹp từ tháng Sáu đến tháng Tám hàng năm.

LIỆU PHÁP MÙI HƯƠNG:

Harper’s Bazaar Việt Nam

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC

[give_form id="2868661"]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

top1fashion.top1index-top1list.com
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart