[bsa_pro_ad_space id=5]

[bsa_pro_ad_space id=5]

Lá dứa kỵ với gì? Uống nước lá dứa mỗi ngày có tốt không? [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn

Lá dứa kỵ với gì? Uống nước lá dứa mỗi ngày có tốt không? [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn

Lá dứa không chỉ có tác dụng tạo màu, tạo mùi cho thực phẩm. Trong y học cổ truyền, lá dứa có thể chữa được một số bệnh. Uống nước lá dứa mỗi ngày có tốt không? Lá dứa kỵ với gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin đến bạn.

Lá dứa có tác dụng gì?

Lá dứa kỵ với gì? Uống nước lá dứa mỗi ngày có tốt không? [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn

Cây lá dứa có tên khoa học là Pandanus amaryllifolius, tên gọi khác là nếp thơm, cây cơm nếp. Cây thuộc thực vật thân thảo, dài 30 – 40 cm. Lá dứa có màu xanh bóng, mùi thơm giống cơm nếp. Lá dứa khô thơm hơn lá dưới tươi.

Nếu quan tâm lá dứa kỵ với gì, bạn có thể tham khảo thêm một số công dụng của lá dứa.

1. Làm dịu vết thương trên da

Axit tannic trong lá dứa có thể làm mát và làm dịu vết bỏng trên da. Bạn có thể nghiền nhuyễn lá dứa khô, sau đó đắp lên da. Cách làm này có thể làm lành vết bỏng nhỏ hay vết cháy nắng.

2. Giảm viêm

Tinh dầu trong lá dứa có khả năng kháng viêm, giảm đau đầu, đau khớp. Xoa tinh dầu lên vị trí đau sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.

3. Tốt cho tim mạch

Nước lá dứa có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu. Từ đó, nguy cơ mắc các bệnh như tắc nghẽn mạch máu não hay xơ vữa động mạch cũng giảm. Vì vậy, nước lá dứa có thể ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN

4. Giảm căng thẳng

Lá dứa chứa tanin, một chất có khả năng cải thiện tâm trạng, giảm stress, mệt mỏi. Bạn dùng 1 – 2 lá dứa sắc cùng nước để uống. Nước lá dứa vừa giúp thanh nhiệt, vừa giúp tinh thần phấn chấn, minh mẫn hơn.

5. Trị gàu

Bạn lấy lá dứa rửa sạch, nghiền nhuyễn, pha thêm nước rồi vắt lấy nước cốt. Dùng nước cốt này thoa lên da đầu sẽ giúp trị gàu hiệu quả.

6. Giải cảm

Lá dứa nấu cùng nước sôi, dùng xông lên mũi có tác dụng giải cảm. Tinh dầu từ lá dứa giúp thông mũi, đem lại cảm giác sảng khoái, dễ chịu. Tinh dầu này còn có thể đuổi được côn trùng, kiến, gián.

7. Kiểm soát lượng đường huyết

Theo nghiên cứu, lá dứa chứa hợp chất có khả năng giảm lượng đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?

Lá dứa kỵ với gì?

Lá dứa kỵ với gì

Hiện vẫn chưa có thông tin khoa học khẳng định lá dứa kỵ với thực phẩm nào. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa việc dùng lá dứa là an toàn tuyệt đối. Bạn cần lưu ý một số trường hợp sau.

1. Lá dứa kỵ với gì? Dị ứng

Nếu có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng, bạn nên thận trọng khi dùng lá dứa. Một số người gặp phải tình trạng dị ứng sau khi ăn hoặc uống nước lá dứa. Các phản ứng thường gặp như ngứa, da nổi mẩn, sốt nhẹ, nôn ói. Vì vậy, nếu có tiền sử dị ứng với thực phẩm, bạn nên thử một lượng nhỏ lá dứa trước khi dùng nhé.

2. Thuốc

Hiện vẫn chưa có kết luận y khoa về việc lá dứa kỵ với thuốc nào. Tuy nhiên, nếu đang dùng thuốc điều trị, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn đưa lá dứa vào chế độ ăn uống.

3. Phụ nữ mang thai và cho con bú

Lá dứa kỵ với gì? Phụ nữ mang thai mà đang cho con bú có dùng được lá dứa không? Sự thật là không có khuyến cáo nào cho phụ nữ mang thai trong việc dùng lá dứa. Bạn vẫn có thể ăn hoặc uống các món có chứa lá dứa trong giai đoạn thai kỳ và cho con bú.

Lời khuyên là bạn nên dùng với liều lượng vừa phải. Nhiều người trong thời gian nghén rất thích ăn các món ăn có mùi lá dứa. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều sẽ có khả năng gây hại. Tốt nhất, bạn nên ăn vừa phải để đa dạng dinh dưỡng nhé.

4. Trẻ nhỏ

Các món ăn từ lá dứa có mùi thơm đặc trưng và màu sắc bắt mắt, dễ thu hút trẻ em. Bạn lưu ý không cho trẻ ăn quá nhiều lá dứa. Đồng thời, bạn cần theo dõi dấu hiệu dị ứng ở trẻ sau khi ăn lá dứa.

5. Lá dứa kỵ với gì? Người bị hạ đường huyết

Lá dứa có khả năng làm giảm lượng đường huyết, hỗ trợ trị bệnh đái tháo đường. Vì vậy, nếu thuộc nhóm người dễ hạ đường huyết, bạn nên hạn chế dùng lá dứa.

>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ

Uống nước lá dứa mỗi ngày có tốt không?

Uống nước lá dứa mỗi ngày có tốt không

Ngoài thắc mắc lá dứa kỵ với gì, nhiều người còn tìm hiểu uống lá dứa mỗi ngày có tốt không? Lá dứa có một số ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe. Tuy nhiên, lời khuyên là bạn không nên dùng thực phẩm này quá thường xuyên. Nguyên nhân là do các yếu tố sau đây:

Khi uống nước lá dứa liên tục, bạn có thể bị hạ đường huyết. Nếu có đường huyết thấp, bạn nên uống nước lá dứa với lượng vừa phải. Ngoài ra, bạn nên pha loãng hoặc chia nhỏ lượng nước lá dứa.

100 gam lá dứa cung cấp khoảng 321 calo. Uống quá nhiều nước lá dứa có thể khiến bạn đầy bụng, cảm giác no và chán ăn. Tình trạng này dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng. Bạn chỉ nên uống một ly nhỏ lá dứa và uống 3 – 4 lần/tuần là được.

Theo khuyến cáo, trẻ nhỏ chỉ nên uống tối đa 5 gam lá dứa/1 kg cân nặng cho mỗi ngày. Nếu uống nhiều hơn, trẻ dễ bị ngộ độc, nôn mửa.

>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT

Lá dứa kỵ với gì và những lưu ý

chè lá dứa

Để sử dụng lá dứa an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo thêm một vài lưu ý.

• Những bài thuốc từ lá dứa chỉ có tác dụng hỗ trợ trị bệnh. Bạn không nên dùng lá dứa thay thế cho thuốc chữa bệnh.

• Nếu muốn dùng lá dứa trong thời gian dài, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

• Nếu đang bị các bệnh như suy thận, tăng huyết áp, lao phổi, hạ đường huyết, bạn cần thận trọng khi dùng lá dứa. Đặc biệt, nếu có nhu cầu dùng nhiều lá dứa, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

• Sau khi ăn hoặc uống những món chế biến từ lá dứa, nếu có dấu hiệu dị ứng, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.

>>> Đọc thêm: TRỨNG NGỖNG KỴ GÌ? NHỮNG AI KHÔNG NÊN ĂN TRỨNG NGỖNG?

Cách làm nước từ lá dứa

Cách làm nước từ lá dứa

Khi đã biết lá dứa kỵ với gì, bạn có thể yên tâm chế biến những món nước thơm ngon từ loại thực phẩm này. Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn:

1. Nước lá dứa

Chuẩn bị: 3 – 4 lá dứa tươi, gừng, đường phèn.

Cách làm:

Bước 1: Bạn rửa sạch lá dứa, buộc chặt rồi cho vào nấu cùng nước đang sôi. Bạn cho thêm vài lát gừng để vị thêm đậm đà.

Bước 2: Sau khi nước lá dứa sôi khoảng 5 phút, bạn thêm đường phèn vào. Sau đó, bạn chỉnh lửa nhỏ và tiếp tục nấu thêm 10 phút.

Bước 3: Khi nước có màu xanh, bạn vớt lá dứa ra và để nước nguội. Bạn thêm đá lạnh vào nước lá dứa là đã có thể thưởng thức.

>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

2. Nước lá dứa cần tây

Chuẩn bị: 1 bó cần tây, 4 lá dứa, dứa ngọt.

Cách làm:

Bước 1: Rửa sạch tất cả nguyên liệu, cắt nhỏ, sau đó cho vào nồi cùng với nước rồi nấu sôi.

Bước 2: Khi nước sôi, bạn hạ lửa để lửa liu riu khoảng 5 phút. Sau đó, bạn tắt bếp, vớt hết nguyên liệu ra và chờ nước nguội.

Nước lá dứa cần tây bảo quản trong tủ lạnh có thể dùng trong vòng 2 – 3 ngày.

3. Trà lá dứa

Chuẩn bị: 2 túi lọc trà, 2 lá dứa.

Cách làm:

Bước 1: Bạn rửa sạch lá dứa rồi vò nát và cho vào ấm pha trà.

Bước 2: Cho thêm 1 túi lọc trà vào rồi rót nước sôi vào. Đậy nắp chờ khoảng 5 phút. Khi thấy món trà tỏa ra mùi thơm, bạn hãy thưởng thức.

Lá dứa kỵ với gì hay lá dứa có tác dụng gì là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Chúc bạn sẽ sáng tạo thật nhiều món ăn ngon miệng và đẹp mắt từ lá dứa nhé.

>>> Đọc thêm: CÁ CHÉP KỴ GÌ? 8 THỨ KỴ VÀ 3 MÓN ĂN HẤP DẪN VỚI CÁ CHÉP

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC

[bsa_pro_ad_space id=2] [give_form id="2868661"]
[bsa_pro_ad_space id=2]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

top1fashion.top1index-top1list.com
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart