[bsa_pro_ad_space id=5]

[bsa_pro_ad_space id=5]

Rau má kỵ với gì? Rau má có thật sự lành tính không? [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn

Rau má kỵ với gì? Rau má có thật sự lành tính không? [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn

Rau má là thảo mộc có tên khoa học là Centella Asiatica. Đây là loại rau không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng làm đẹp. Tuy nhiên, rau má cũng có những tác hại nhất định nếu không ăn đúng cách. Cụ thể rau má có tác hại gì? Rau má kỵ với gì? Cùng Harper’s Bazaar Vietnam tìm hiểu các thông tin về loại rau này nhé.

Rau má kỵ với gì?

Rau má kỵ với gì? Rau má có thật sự lành tính không? [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn

Rau má còn có tên gọi khác là tích tuyết thảo hay liên tiền thảo. Rau có vị hơi đắng, tính mát, được biết đến với công dụng thanh nhiệt, giải độc. Ăn rau má có tốt không? Rau má có kỵ với gì? Biết được rau má kỵ với gì giúp bạn chế biến món ăn đúng cách, phát huy hết công dụng.

1. Rau má kỵ với món gì? Sữa tươi

Sữa chứa nhiều canxi, trong khi rau má có chất axit oxalic. Canxi và axit oxalic khi kết hợp sẽ tạo thành chất kết tủa oxalat canxi. Hợp chất này có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc nguy cơ sỏi thận. Vì vậy, bạn không nên thêm sữa tươi vào nước ép hay sinh tố rau má. Bạn có thể dùng hỗn hợp sữa tươi với bột rau má để đắp mặt. Đây là mặt nạ giúp giảm mụn, trắng da.

2. Rau má kỵ với gì? Nước trà

Trà xanh chứa tannin – loại chất cản trở sự hấp thu sắt. Trong khi đó, rau má là loại rau cung cấp nhiều chất sắt. Bạn không nên uống trà xanh khi ăn những món ăn từ rau má. Tốt nhất, bạn hãy uống trà sau khi ăn rau má khoảng 2 tiếng.

Ngoài ra, cả trà và rau má đều có tính hàn. Khi kết hợp hai món này, bạn dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy.

>>> Đọc thêm: TÌM HIỂU 9 CÔNG DỤNG VÀ 7 TÁC HẠI CỦA RAU MÁ

3. Hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống

Ảnh: Mike Bergmann Q/Unsplash

Hải sản cũng là thực phẩm có tính hàn. Nếu có hệ tiêu hóa kém, bạn không nên ăn hải sản tươi sống chung với rau má. Cách ăn này có thể gây ra tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu. Nặng hơn nữa, bạn có nguy cơ viêm ruột.

4. Rau má kỵ với gì? Trứng sống

Rau má không kỵ với trứng được nấu chín. Tuy nhiên, nếu ăn với trứng sống sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng. Trứng sống chứa Avidin – một chất có khả năng ngăn cản hấp thụ biotin (vitamin B7).

Ngoài ra, trứng sống cũng chứa nhiều vi khuẩn, không tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn nên ăn trứng đã nấu chín nhé.

>>> Đọc thêm: UỐNG NƯỚC RAU MÁ CÓ GIẢM CÂN ĐƯỢC KHÔNG?

5. Rau má kỵ với gì? Gia vị tính nóng

Gia vị tính nóng

Ảnh: Christine Sponchia/Pixabay

Khi chế biến món ăn từ rau má, bạn nên hạn chế nêm nhiều gia vị cay, nóng như tỏi, ớt, tiêu. Rau má có tính hàn, dễ xung nhiệt nếu nấu cùng gia vị quá nóng. Người có hệ tiêu hóa yếu dễ bị kích ứng dạ dày, đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu.

6. Thuốc chữa bệnh

Nếu đang dùng thuốc trị bệnh, bạn nên lưu ý rau má kỵ với gì để tránh phản ứng phụ. Rau má khi kết hợp với một số loại thuốc có thể làm giảm hiệu quả chữa bệnh. Cụ thể:

Thuốc điều trị tiểu đường: Ăn rau má trong thời gian dùng thuốc tiểu đường có thể giảm hiệu quả của thuốc. Nghiên cứu trên chuột cho rằng rau má có thể gây tăng cholesterol và đường huyết.

Tuy nhiên, kết quả này chưa được kiểm chứng trên người. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu ăn rau má trong thời gian điều trị tiểu đường nhé.

Thuốc giảm cholesterol: Tương tự thuốc trị tiểu đường, rau má có thể tương tác với thuốc điều trị cholesterol. Sự kết hợp này có khả năng làm giảm hiệu quả của thuốc.

Thuốc gây mê: Rau má có thể làm tăng tác dụng của thuốc gây mê. Điều này khiến quá trình hồi phục sau phẫu thuật khó khăn hơn.

>>> Đọc thêm: 6 CÁCH LÀM MẶT NẠ RAU MÁ TRỊ MỤN DƯỠNG DA TRẮNG ĐẸP

Rau má có tác hại gì?

Rau má có tác hại gì?

Bạn có ngạc nhiên khi biết rằng rau má cũng có một số tác hại nhất định? Nhiều người cho rằng, rau má lành tính, ăn càng nhiều càng tốt. Sự thật là nếu ăn quá nhiều hay ăn sai cách, bạn cũng sẽ gặp một vài phản ứng không mong muốn. Rau má kỵ với gì hay rau má có những tác hại nào?

1. Gây sảy thai

Rau má nằm trong danh sách những món ăn nên tránh của mẹ bầu. Đặc biệt, trong ba tháng đầu thai kỳ, mẹ nên tránh xa các món từ rau má. Nguyên nhân do rau má chứa chất có khả năng gây sảy thai. Ngoài ra, nếu ăn hoặc uống nước rau má quá nhiều, bạn có thể khó thụ thai.

2. Tăng lượng đường trong máu

Nước ép rau má là một trong những món giải khát được yêu thích vào mùa hè. Nếu uống quá nhiều nước rau má, lượng đường trong máu có nguy cơ tăng.

Bên cạnh đó, do rau má có vị đắng nên nhiều người cho thêm đường. Cách uống này không giúp bạn thanh lọc giải nhiệt như mong muốn. Ngược lại, rau má uống cùng đường khiến bạn đầy bụng, khó tiêu.

3. Hạn chế tác dụng của một số loại thuốc

Rau má kỵ với gì? Bạn đã biết rau má kỵ với một số loại thuốc chữa bệnh. Vì vậy, nếu bạn kết hợp rau má với các loại thuốc kỵ sẽ gây ra tác hại với sức khỏe.

4. Ảnh hưởng đến tiêu hóa

Rau má có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy nếu ăn quá nhiều. Ngoài nấu chín, rau má thường dùng để ép nước, xay sinh tố. Bạn cần lưu ý đến quá trình rửa rau, cần loại bỏ sạch cát, bụi. Nếu rau chưa sạch, nước ép sẽ gây đau bụng, đi ngoài. Việc uống nước ép rau má liên tục nhiều ngày cũng có khả năng gây rối loạn tiêu hóa.

>>> Đọc thêm: TÔM KỴ VỚI GÌ? GHI NHỚ NGAY 8 THỰC PHẨM NÊN HẠN CHẾ KẾT HỢP VỚI TÔM

Lưu ý khi ăn rau má

Lưu ý khi ăn rau má

Ngoài việc tìm hiểu rau má kỵ với gì, bạn có thể tham khảo thêm một số lưu ý khi dùng rau má. Các tác hại của rau má thường do ăn quá nhiều hoặc kết hợp sai cách. Ăn rau má có tốt không? Câu trả lời là có. Vậy ăn như thế nào để tốt nhất?

1. Ăn với lượng hợp lý

Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên dùng khoảng 40 gam rau má mỗi ngày. Lượng rau má này có thể chế biến món ăn hoặc ép nước, sinh tố. Đặc biệt, bạn không nên uống nước ép rau má liên tục quá một tháng. Bạn nên ngưng dùng nửa tháng rồi lại tiếp tục.

2. Không uống nước rau má thay nước lọc

Nhiều người hợp khẩu vị nên uống nước ép rau má thay cho nước lọc. Rau má có nhiều công dụng cho sức khỏe là điều không phủ nhận.

Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều sẽ lợi bất cập hại. Dùng rau má như nước lọc khiến bạn bị đầy bụng, tiêu chảy. Đặc biệt, điều này không tốt cho những người có thân nhiệt thấp, hay lạnh bụng. Uống nước rau má quá liều dễ gây mất ý thức, nhức đầu.

>>> Đọc thêm: CỦ CẢI TRẮNG KỴ VỚI GÌ? 8 THỰC PHẨM KỴ CẦN BIẾT

3. Rau má kỵ với gì? Không đi nắng sau khi uống rau má

Nước rau má có tác dụng giải nhiệt, làm mát người. Bạn có thể uống rau má sau khi đi nắng về. Tuy nhiên, điều ngược lại sẽ không tốt.

Sau khi uống nước rau má, bạn cần hạn chế ra nắng. Trong rau má có hoạt chất phản ứng mạnh với ánh nắng mặt trời. Nếu ra nắng ngay sau khi uống, bạn có thể choáng váng, thậm chí ngất xỉu.

4. Không pha đường vào nước rau má

Rau má có vị đắng nhẹ, hơi khó uống. Để giảm vị đắng, nhiều người thường pha thêm đường vào nước ép rau má. Cách pha chế này được cho là không đúng. Trong rau má chứa một lượng carbohydrate và đường. Việc pha thêm đường sẽ gây phản ứng ngược. Lúc này, nước ép rau má không còn có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc hay giảm mụn. Ngược lại, lượng đường quá nhiều khiến bạn dễ đầy bụng, khó tiêu, nổi mụn.

5. Ngưng dùng khi có bất thường

Rau má là loại thực vật lành tính. Phản ứng phụ khi dùng rau má rất hiếm gặp. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một số triệu chứng bất thường sau khi ăn rau má. Biết được rau má kỵ với gì sẽ giúp bạn tránh một số phản ứng không mong muốn. Các dấu hiệu bất thường như: đau bụng, buồn nôn, đi phân có màu lạ. Nếu gặp những tình trạng này sau khi ăn rau má, bạn hãy đến ngay bác sĩ để thăm khám.

>>> Đọc thêm: NƯỚC DỪA KỴ GÌ? 5 THỰC PHẨM “ĐẠI KỴ” VỚI NƯỚC DỪA

Rau má kiểng ăn được không?

Rau má kiểng ăn được không?

Rau má kiểng hay còn gọi là rau má đồng tiền. Rau có thân thảo, mọc thành từng chùm thấp từ 8-18cm. Rau má kiểng thường trồng làm cảnh, trang trí trong nhà. Rau má kiểng có thể ăn được nhưng không khuyến khích. Rau có vị hơi khó ăn và khó chế biến.

Rau má được dùng nhiều trong ăn uống, làm đẹp, chữa bệnh. Rau má kỵ với gì hay tác hại của rau má là gì? Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài đã giúp bạn có được câu trả lời. Chúc bạn có thật nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng từ loại rau này nhé.

>>> Đọc thêm: UỐNG RAU MÁ MỖI NGÀY CÓ TỐT KHÔNG? 8 LỢI ÍCH VÀ 4 TÁC HẠI CẦN BIẾT

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC

[bsa_pro_ad_space id=2] [give_form id="2868661"]
[bsa_pro_ad_space id=2]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

top1fashion.top1index-top1list.com
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart