[bsa_pro_ad_space id=5]

[bsa_pro_ad_space id=5]

Tác hại của củ sen là gì? Ăn củ sen sao cho đúng cách? [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn

Tác hại của củ sen là gì? Ăn củ sen sao cho đúng cách? [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn

Củ sen có lợi cho sức khỏe nhờ thành phần dinh dưỡng phong phú. Chúng là nguồn cung cấp carbohydrate, chất xơ và chất chống oxy hóa tuyệt vời giúp điều trị nhiều bệnh. Tuy vậy, củ sen vẫn có những tác dụng phụ bạn cần cẩn trọng khi ăn. Cùng Harper’s Bazaar Vietnam tham khảo những tác dụng và tác hại của củ sen là gì?

Contents

Củ sen là gì?

Tác hại của củ sen là gì? Ăn củ sen sao cho đúng cách? [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn

Củ sen hay còn gọi là liên ngẫu, là phân thân rễ phình to thành củ của cây sen. Củ sen có hình dùi trống, màu vàng nâu, gồm nhiều đoạn có thắt ở giữa, ở trong có nhiều lỗ nhỏ dẫn khí chạy dọc theo chiều dài củ. Khi cắt củ sen, bạn sẽ thấy những lỗ ấy.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, củ sen cũng thường được dùng để chữa nhiều bệnh. Trong ẩm thực, loại củ này có vị ngọt dịu, dùng để nấu nhiều món ăn siêu ngon và bổ dưỡng.

Thành phần dinh dưỡng của củ sen

Thành phần dinh dưỡng của củ sen

Trước khi nói đến tác hại của bột củ sen, hãy xem loại củ này chứa những chất dinh dưỡng gì? Theo USDA thì trong 100g củ sen có chứa:

• Lượng calo: 86 kcal
• Chất béo: 2,6g
• Natri: 166 mg
• Carbohydrate: 15,5g
• Chất xơ: 3,1g
• Đường: 0,5g
• Chất đạm: 1,58g
• Vitamin C: 27,4 mg
• Vitamin B: 0,2 mg

Củ sen không có cholesterol và rất ít calo. Chúng còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng rất có lợi cho cơ thể chúng ta. Các khoáng chất có trong củ sen là kali, phốt pho, đồng, sắt, mangan và các vitamin như thiamin, axit pantothenic, kẽm, vitamin B6 và C. Củ sen cũng có lượng chất xơ và protein dồi dào.

>>> Đọc thêm: 7 TÁC HẠI CỦA GỪNG NGÂM MẬT ONG, CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Tác dụng và tác hại của củ sen là gì? Ăn củ sen có tốt không?

Ăn củ sen có tốt không?

Nhờ thành phần dinh dưỡng phong phú nên củ sen mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

1. Giảm viêm

Củ sen lên men có tác dụng giảm viêm vì chúng có chứa axit linoleic. Axit béo này còn có tác dụng điều chỉnh hệ thống miễn dịch. Do đó, nó góp phần ngăn ngừa bệnh viêm gan cấp tính và bệnh tự miễn dịch.

Ngoài ra, củ sen từ lâu đã được đánh giá cao trong y học cổ truyền vì đặc tính chống viêm, chủ yếu là do hàm lượng cao các chất hóa học thực vật như flavonoid và polyphenol. Các hợp chất này hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh, chống lại stress oxy hóa. Do đó, ăn củ sen có thể làm giảm các triệu chứng hoặc ngăn ngừa các bệnh liên quan đến viêm nhiễm.

2. Chống bệnh loét dạ dày

Chưa nói đến tác hại của củ sen thì bạn nên biết loại củ này chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa. Do đó nó cũng có tác dụng bảo vệ dạ dày. Đặc tính chống oxy hóa và chống viêm đẩy nhanh quá trình phục hồi lớp chất nhầy của dạ dày.

>>> Đọc thêm: 7 LỢI ÍCH VÀ 4 TÁC HẠI CỦA SỮA ĐẬU NÀNH ĐỐI VỚI NỮ GIỚI

3. Tác dụng và tác hại của củ sen tăng cường sức khỏe gan

Tác dụng và tác hại của củ sen tăng cường sức khỏe gan

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy củ sen có thể bảo vệ gan bằng cách giảm sự tích tụ chất béo trong gan. Cụ thể, việc tiêu thụ chiết xuất từ củ sen kết hợp với taurine đã giúp ngăn chặn sự hình thành các giọt mỡ trong gan.

Một nghiên cứu khác được thực hiện trên chuột không cho thấy tác hại của bột củ sen. Ngược lại, uống bột củ sen còn giúp ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Ngoài ra, người ta còn phát hiện ra rằng ăn củ sen lên men sẽ cải thiện khả năng giải độc của gan và phục hồi các tổn thương tế bào do nghiện rượu.

4. Tốt cho người bị tiểu đường

Một nghiên cứu trên động vật cho thấy chiết xuất củ sen có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở chuột mắc bệnh tiểu đường và chuột bình thường. Các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy khả năng dung nạp glucose và hoạt động của insulin được cải thiện. Vậy nên ăn củ sen cũng có thể có tác dụng tương tự như ở người.

>>> Đọc thêm: [BẠN CẦN BIẾT] 13 CÔNG DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA CÂY THUỐC DÒI

5. Điều trị dị ứng

Điều trị dị ứng

Nghiên cứu chưa cho thấy tác hại của củ sen, ngược lại, củ sen góp phần làm giảm các triệu chứng dị ứng mũi ở chuột. Chúng chứa vitamin C và các hợp chất polyphenolic khác có thể làm giảm mức độ histamine huyết thanh (một hợp chất được giải phóng bởi các tế bào gây ra phản ứng dị ứng) và các triệu chứng viêm khác.

6. Kiểm soát sự tăng cân

Chiết xuất từ củ sen có thể làm giảm trọng lượng mô mỡ (tế bào mỡ) và có tác dụng chống béo phì. Nó ngăn ngừa sự tích tụ lipid trong tế bào và làm giảm mức cholesterol trong máu. Điều này giúp ngăn ngừa các tình trạng liên quan đến béo phì.

7. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Tác dụng và tác hại của củ sen là gì? Kali trong củ giúp giảm cholesterol LDL xấu bằng cách hoạt động như một thuốc giãn mạch tuyệt vời. Chúng cũng ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch và giảm nguy cơ đau tim. Pyridoxine trong củ sen giúp kiểm soát nồng độ homocysteine trong máu và bảo vệ tim. Nồng độ homocysteine ​​cao làm tổn thương niêm mạc động mạch.

8. Ăn củ sen giúp giảm căng thẳng

Vitamin B phức hợp, đặc biệt là pyridoxine trong củ sen, tương tác với các thụ thể thần kinh trong não; có thể giúp giảm căng thẳng, khó chịu và đau đầu.

Ngoài ra, củ sen còn chứa vitamin B và C, rất cần thiết cho làn da và mái tóc khỏe mạnh. Bên cạnh những lợi ích trên, bạn cũng nên cẩn trọng về những tác hại của củ sen nhé.

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA LÁ ỔI BẠN NÊN THẬN TRỌNG KHI UỐNG

Tác hại của củ sen là gì?

Tác hại của củ sen là gì?

1. Tác hại của củ sen gây dị ứng

Mặc dù hiếm gặp nhưng bạn vẫn có thể bị dị ứng với củ sen. Đã có trường hợp một bé gái 6 tuổi bị dị ứng sau khi ăn củ sen chiên.

2. Tác hại của củ sen gây một số tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi ăn củ sen như: hôi miệng, sốt, tiêu chảy và các vấn đề về gan. Với những tác dụng và tác hại của củ sen, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi kết hợp chúng vào chế độ ăn uống của mình.

3. Tác hại của bột củ sen nhiễm khuẩn

Củ sen có thể chứa một số loại ký sinh trùng được tìm thấy trong thực vật thủy sinh. Chúng là nguyên nhân gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa, chẳng hạn như đau bụng, tiêu chảy và sốt. Để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, bạn hãy chọn mua bột củ sen chất lượng, có thương hiệu uy tín. Ngoài ra, hãy rửa kỹ củ sen và nấu chín khi ăn để đảm bảo an toàn.

>>> Đọc thêm: TÁC DỤNG VÀ 6 TÁC HẠI CỦA CÂU KỶ TỬ CẦN BIẾT

Củ sen nấu gì ngon?

Tác hại của củ sen sẽ không đáng ngại nếu bạn sơ chế và chế biến ăn toàn trong quá trình nấu nướng. Dưới đây là gợi ý các món ăn ngon từ củ sen cực kỳ dễ nấu.

1. Canh củ sen sườn non

Canh củ sen sườn non

Nguyên liệu:

• Sườn non: 200g
• Củ sen: 1 củ
• Hành lá, hành tím, gia vị

Thực hiện:

• Sườn non đem ngâm với nước muối pha loãng khoảng 5 phút, sau đó rửa sạch rồi đem ướp sườn.

• Ướp cùng 1/2 phần hành tím, hạt nêm, tiêu và nước mắm. Đảo đều để các gia vị thấm trong 15 phút.

• Gọt vỏ và ngâm củ sen trong tô nước muối loãng. Sau đó cắt thành miếng dày vừa ăn khoảng 1 lóng tay. Rửa lại với nước sạch và để ráo.

• Bắc nồi lên bếp, thêm dầu ăn và hành tím vào phi thơm. Cho phần sườn heo đã ướp vào xào cho săn rồi cho nước lọc (khoảng 2 lít) vào hầm với lửa trong 15 phút.

• Cho phần củ sen vào hầm thêm 15 phút. Nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm hành lá, tắt bếp.

Vậy là bạn đã có món canh sườn củ sen thơm ngon, bổ dưỡng với phần nước đậm vị thanh mát để chiêu đãi gia đình rồi đấy.

2. Củ sen xào thịt bò

Củ sen xào thịt bò

Nguyên liệu:

• Thịt bò: 100g
• Củ sen: 1 củ vừa
• Ớt, gừng, gia vị

Thực hiện:

• Thịt bò thái miếng mỏng rồi ướp với hạt nêm, nước mắm, đường, hạt tiêu trong 3 phút.

• Rửa sạch củ sen và thái miếng mỏng, trần qua với nước sôi rồi vớt ra để ráo nước.

• Ớt tươi thái miếng, gừng tươi băm nhỏ.

• Đổ dầu vào chảo nóng, xào thịt bò trong 2 phút rồi vớt ra.

• Bạn cho củ sen cùng ớt, gừng vào xào cùng khoảng 3 phút rồi đổ thịt bò vào xào cùng. Bạn nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Món củ sen xào thịt bò ăn cùng cơm nóng sẽ rất thơm ngon, đậm vị.

>>> Đọc thêm: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA HẮC KỶ TỬ

3. Củ sen chiên

Củ sen chiên

Nguyên liệu:

• 1 củ sen
• Bột chiên giòn
• Bột chiên xù
• Tương ớt, tương cà, giấm tiều
• Gia vị

Thực hiện:

• Gọt vỏ củ sen rồi ngâm vào nước chanh pha loãng trong 10 phút để tránh tác hại của củ sen và giúp củ bớt bị thâm đen. Sau đó bạn dùng dao cắt củ sen thành từng lát dày khoảng 0.5 cm.

• Cho từ từ nước vào chén bột chiên giòn thành hỗn hợp sền sệt.

• Trộn sốt chua cay chấm củ sen: Cho vào tô các nguyên liệu như 2 muỗng tương ớt, 1 muỗng tương cà, 1 muỗng giấm tiều, 1 muỗng đường, 1 chút hạt nêm và dầu ăn rồi trộn đều.

• Chiên củ sen: Bạn bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn và đợi dầu nóng. Bạn tẩm lát sen qua 1 lớp bột chiên giòn đã pha rồi qua 1 lớp bột chiên xù. Cuối cùng cho vào chảo dầu nóng. Cứ thế cho lần lượt hết các lát củ sen vào chảo.

• Dùng đũa đảo đều củ sen để phần bột chín vàng, vớt ra để ráo dầu.

• Củ sen chiên giòn chấm cùng nước sốt chua ngọt sẽ là món ăn vặt đổi vị cực ngon, nhất là với những ai ăn chay.

Với những thông tin xoay quanh tác hại của củ sen, hy vọng bạn đã biết cách sử dụng loại củ này an toàn để chế biến thành nhiều món ăn ngon. Chúc bạn thành công!

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ BẠN NÊN BIẾT NẾU KHÔNG MUỐN NGUY HIỂM

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC

[bsa_pro_ad_space id=2] [give_form id="2868661"]
[bsa_pro_ad_space id=2]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

top1fashion.top1index-top1list.com
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart